Bài đăng

System Thinking in problem solving

  1. Inter-relationships - Tác động và quan hệ giữa các yếu tố, phòng ban, tổ chức, có liên quan đến vấn đề: ở đây, bạn sẽ vẽ ra hết tất cả các stakeholders - thành viên hay tổ chức có tham gia tác động vào vấn đề, giống như khi 1 feedback từ khách hàng nó không chỉ dừng lại ở nhân viên phục vụ khách hàng ngày hôm đó mà là cả một dây chuyền phòng vận hành, phòng công nghệ và hệ thống quản trị. Khi vấn đề xảy ra, đặt tất cả các câu hỏi liên quan đến tất cả những ai có liên quan trong chuỗi tạo ra giá trị đang gặp vấn đề.  2. Perspectives - Góc nhìn: mỗi thành viên hay tổ chức có tham gia vào hệ giá trị đang gặp vấn đề này đều có góc nhìn khác nhau cho cùng một sự việc và đó có thể là lý do dẫn đến sự thiếu alignment - cách tiếp cận hướng về mục tiêu chung.  Ai cũng muốn làm cho xong việc của mình, nhưng như thế nào là xong? Nếu ai cũng làm xong việc của mình nhưng khách hàng vẫn có trải nghiệm không tốt thì sao? Góc nhìn khác nhau vì vậy có thể tạo ra vấn đề hoặc khiến cho...

Kind but not weak!!

Hình ảnh
  Tử tế, nhưng đừng yếu mềm (Kind but not weak) Mình tử tế là chuyện của mình, là nghiệp của mình, là con người của mình, Còn người ta có tử tế lại hay không là nghiệp của người ta. Mình tử tế là để tối mình đi ngủ cho yên lòng, tâm nó thảnh thơi vì mình đã không gây chuyện bất thiện. Tuy nhiên, tử tế nhưng đừng yếu mềm, vì trong trường hợp người ta có quơ tay quơ chân var trúng anh em (vô tình hay cố ý) thì ít nhất anh em còn biết tự bảo vệ được mình. Kind but not weak, nó đúng trong tất cả chuyện đối đãi, cả trong nhà hay trong chỗ làm, cả ngoài xã hội, với người thân hay người dân, đều chung một nguyên lý. Con người, tâm tính cũng tùy cảnh lắm, lúc nhớ lúc quên, lúc thương lúc ghét, hôm mưa hôm nắng, lúc biết ơn lúc vô ơn, nên đôi lúc cả bản thân chúng ta còn thay đổi liên tục nữa, huống chi người ngoài. Quy chung, ai cũng có con ma sân, ma tham, ma si nó dẫn hết, đúng tình huống và điều kiện thì nó trồi lên. Anh em không được yếu mềm, không phải để chống lại người ta, mà là để ...

ANH EM MUỐN GÌ Ở CUỘC ĐỜI NÀY?

Hình ảnh
Sự nghiệp hay gia đình? “Hãy xem sự nghiệp như gia đình, và xem gia đình như một sự nghiệp.” Người ta hay trăn trở, làm sao để cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình? Thật ra nó không hẳn là ‘bài toán cân bằng’, mà bản chất là ‘bài toán bạn muốn gì” thì nó sẽ đi sâu hơn và đúng hơn. Vậy câu hỏi đúng, nó sẽ là “Anh em đang muốn gì ở cuộc đời này?” Nếu đứng trên góc nhìn tất cả mọi thứ diễn ra đều là trải nghiệm. Thì sự nghiệp sẽ là trải nghiệm A hay sự nghiệp A, Và gia đình sẽ là trải nghiệm B hay sự nghiệp B. Nên việc tôi hay nói, hãy xem gia đình như một sự nghiệp là như thế. Sự nghiệp chuyên môn và sự nghiệp gia đình. Nhưng bản chất vẫn là a nh em phải trả lời được anh em muốn gì,  hoặc ‘KHÔNG GIAN HẠNH PHÚC’ của anh em ở cuộc đời này là gì. Không gian hạnh phúc, là khái niệm tôi từng nói rồi, nó là tổ hợp những thứ hay những điều kiện, để anh em thấy hạnh phúc. Có người, không gian hạnh phúc của họ, là được đi làm việc phục vụ cộng đồng, không chồng, không vợ, không con, cũng ...

Một góc nhìn về hạnh phúc

Trong số chúng ta, nhiều người hẳn đã lâu lắm rồi không còn nhớ được cảm giác thật sự hạnh phúc là thế nào nữa. Khi mà chuyện tình cảm cứ mãi không được viên mãn, công việc thì ép bạn đánh đổi bằng sức khoẻ nhưng kết quả nhận lại mãi không được nhiều; tự bên trong tâm trí, mỗi người cũng sẽ kiệt quệ và tiêu cực rồi không còn dành được cho bản thân những lời tốt đẹp dịu dàng nữa. Có thể bạn đang nghĩ rằng tất cả những thứ đó vốn là hy sinh cho sự nghiệp, nhưng mà…  Đánh đổi vì một công việc để mưu sinh và theo đuổi một sự nghiệp vốn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Ít nhất, ở vế thứ hai, cho dù mỗi ngày có vất vả thế nào, bạn vẫn có thể mỉm cười tin rằng mình đang nhích gần hơn đến được một mục tiêu nào đó; chứ không phải lao tâm tự hỏi tất cả những thứ chịu đựng này rồi có ý nghĩa gì không. Có thể bạn không tin nhưng “sự nghiệp” thật ra vốn không phải là một từ có liên quan mật thiết đến công việc. “Nghiệp” nghĩa là nhân quả/kết quả. Sự nghiệp chính là một đại kỳ công vẫn luôn tồ...

7 TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI NHẬT

Hình ảnh
 Tôi mai mắn có hơn 4 năm làm việc trong 1 công ty thuần Nhật ở thanh xuân của mình. Công ty đầu tiên làm full-time sau khi ra trường. Ở nơi đó, chúng tôi được dạy tiếng Nhật, dạy văn hóa làm việc của người Nhật, thụ hưởng cách người Nhật đào tạo, trao cơ hội và support nhau để "cùng thắng". Không thần thánh hóa người Nhật, khi họ vẫn còn đó những "góc khuất" rất lớn. Còn đó những sự "thảo mai" khi ở trước mặt và khi không ở trước mặt. Những mặt trái của xã hội phát triển khi áp lực về thời gian và về khối lượng công việc rất lớn. Những người đàn ông mặc vest ngồi suốt ngày ở công viên hay tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Nhưng, người Nhật có những cái hay, rất hay mà chúng ta nhất thiết nên học. Để phát triển bản thân, phát triển đất nước mình.  Nhân ngày Quốc tế lao động, xin chia sẻ đến anh em 7 triết lý của người Nhật mà mình may mắn được tiếp cận từ rất sớm. Mong rằng nó giúp được các anh em đang chênh vênh, lạc lõng và đang chưa tìm được 1 Ikigai cho c...

Motif

Hình ảnh
 Motif Motif hay là Mô-típ, là một từ khá hay, anh em sẽ thấy người ta hay dùng từ này trong lĩnh vực phim ảnh, kiểu motif của dạng nhân vật đó thường xuất hiện và kết thúc theo kiểu giống nhau, hay phong cách sáng tác của một tác giả thường có một motif giống nhau. Motif, hiểu nông nhất, là cái gì đó lặp đi lặp lại đủ nhiều để người ta nhận diện ra. Motif, dịch theo từ điển Anh-Anh, là a ‘pattern’, Pattern lại là một định nghĩa hay khác, là những khuôn mẫu đã định sẵn. Tại sao hôm nay tôi viết về chữ này, Vì tuần trước khi lướt sơ qua các câu hỏi trong mà các anh chị em gửi tôi thì tôi thấy hơn 90% là có ‘motif’ giống nhau, hay có khuôn mẫu rất giống nhau, nên gần như dẫn đến những vấn đề tương tự nhau. “Motif giống nhau, sinh ra những vấn đề và cái khổ giống nhau”, câu này anh em nên gạch dưới vì anh em sẽ nghĩ về nó từ đây đến cuối đời để mở khóa từng motif mà anh em đang có. Nếu quan sát đủ sâu, anh em sẽ thấy, đa phần cuộc đời chúng ta gần như có những motif cực kỳ giống nhau....

Dũng cảm bước đi hay dũng cảm ở lại

Hình ảnh
Dũng cảm bước đi hay dũng cảm ở lại Khá nhiều anh em hỏi câu này, tất nhiên là có kể tôi nghe chi tiết trong một tình huống cụ thể, nhưng cũng rất khó để cho anh em một lời khuyên chính xác, là nên ở lại hay bước đi. Sẽ có người khuyên anh em, hãy dũng cảm bước ra và bắt đầu lại, hãy tin vào khả năng của chính mình. Phải đóng cánh cửa cũ lại, để cánh cửa mới được mở ra chứ. Nghe hợp lý vô cùng, đúng không anh em? Nhưng cũng có người khuyên anh em, hãy dũng cảm ở lại, đừng trốn chạy nữa, đối diện với cái mình sợ hãi nhất, với những ai làm mình khó chịu nhất, để tâm anh em thêm sức bền và lỳ đòn hơn nữa. Hãy kiên nhẫn đến tận cùng, vì không nhẫn, đời không nể, câu này tôi cũng hay nói. Nghe thế này lại cũng quá thuyết phục đó chứ, Vì cứ chạy mãi, chạy mãi, cũng đâu bao giờ kiếm được nơi nào phù hợp với mình hoàn toàn. Nếu có thì nó không phải là game đời rồi. Đa phần thì anh chị em hay kẹt ở ngay ngã ba nhất, chủ yếu ở hai mảng chính, một là kẹt trong chuyện tình cảm, bỏ thì thương, mà v...